Táo bón ở trẻ là một rối loạn tiêu hóa thường gặp, để chữa táo bón cho trẻ nhanh và an toàn đôi khi cũng làm cho cha mẹ gặp nhiều bối rối. Sau đây là 5 giải pháp đơn giản và an toàn được các chuyên gia Nhi khoa khuyến cáo khi trẻ bị táo bón.
1. Cho trẻ uống thêm nước
Nước rất quan trọng trong cơ thể, giúp đào thải độc tố và nước được giữ lại nhiều hơn trong phân làm hạn chế táo bón. Vì vậy cần bổ sung đủ nước cho trẻ mỗi ngày khoảng 1 - 2 lít, tùy theo lứa tuổi.
Tốt nhất nên cho bé uống nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây như nước lê, nước mận,.... không nên cho trẻ uống nước ngọt, nước có gas, không pha sữa quá loãng để bù nước cho trẻ.
2. Bổ sung thêm rau xanh trong khẩu phần ăn
Theo các chuyên gia tiêu hóa, trẻ có chế độ ăn đủ chất xơ từ rau xanh và củ quả tươi ít gặp táo bón hơn. Vì vậy, đối với trẻ hay bị táo bón cần tăng thêm lượng rau xanh hơn hàng ngày như: rau cải, củ khoai lang, măng tây, quả mận, lê... Trẻ ăn sữa hộp (sữa công thức) dễ bị táo bón hơn trẻ bú sữa mẹ.
Nếu trẻ lười ăn rau xanh có thể thay thế bằng dạng chất xơ hòa tan (Fructo Oligosaccharid) được chiết xuất từ rau diếp xoăn. Sản phẩm chuyên sử dụng cho trẻ bị táo bón, hiện đang có bán tại các nhà thuốc.
3. Tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ
Tại sao phải tập cho trẻ đại tiện đúng giờ? Vì sẽ giúp tạo phản xạ đi đại tiện tự nhiên cho trẻ, nếu thiếu phản xạ này cũng có thể gây táo bón. Tốt nhất nên cho trẻ đại tiện vào buổi sáng hoặc chiều tối. Chú ý để trẻ tập trung đại tiện, không để trẻ phân tâm vào những thứ xung quanh, như xem tivi, nghịch đồ chơi…
4. Tăng cường vận động
Trẻ ham vận động làm tăng nhu động ruột, giúp phân di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa, vì vậy trẻ sẽ ít gặp táo bón.
Với trẻ sơ sinh có thể tăng nhu động ruột bằng cách mát xa bụng, cho trẻ nằm ngửa rồi cha mẹ đặt tay lên vùng rốn xoa nhẹ theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khoảng 10-15 phút mỗi tối hoặc di chuyển 2 chân của bé theo kiểu đạp xe đạp khoảng 10 - 15 phút.
5. Sử dụng dầu Ôliu trong bữa ăn của trẻ